(Nguoinoitieng.vn) – Trần Thiện Thanh là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất trong giai đoạn trước năm 1975. Ông được giới mộ điệu ca tụng là một trong “tứ trụ nhạc vàng” nhờ những đóng góp vĩ đại.
“Tứ trụ nhạc vàng” Trần Thiện Thanh bị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấm hoạt động
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Từ nhỏ, ông đã được gia đình cho theo học tại ngôi trường Ngô Đình Khôi.
Năm 1958, cố nhạc sĩ đến Sài Gòn, trở thành một giáo viên trung học. Năm 1965, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan, phục vụ Cục Tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcngày 30/4/1975, cố nhạc sĩ “Anh nhớ về thăm em” bị chính quyền nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam cấm hoạt động.
Đến năm 1984, nhà nước cấp phép nhạc sĩ Trần Thiện Thanhđược hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ông từ chối làm việc dưới chế độ mới.
Cốnhạc sĩ Trần Thiện Thanh và những cống hiến to lớn cho nền âm nhạc nước nhà
Trần Thiện Thanh yêu ca hát. Dòng máu âm nhạc cuộntrào trong ông từ khi còn bé, phải giấu bố mẹ để được cất lên tiếng hát cho đỡthèm.
Ông từng nói: “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bốmẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dámhát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghênên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là ngày dài.’
Sau khi tốt nghiệp tú tài, cố nhạc sĩ “Ai nói yêu em đêm nay” kết hôn với bà Trần Thị Liên. Hai người cùng quê Phan Thiết. Sau đó, cả hai cùng chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ khi mới đặt chân đến “hòn ngọc viễn đông” vô cùng khó khăn. Khi bà Liên mang thai đứa con đầu lòng, hai vợ chồng càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Để trang trải cuộc sống, cố nhạc sĩ đành lòng bán đứtbản quyền ca khúc “Chuyến đi về” cho nhạc sĩ Mạnh Phát. Ca khúc gửi đến côngchúng đã được nhạc sĩ Mạnh Phát sửa lại một chút và phát hành rất thành công dướitên của mình.
Sau đó, sự nghiệp nhạc sĩ cách mạng ngày càng khởi sắc,đặc biệt là sau khi ông làm việc cho Bộ tham mưu.
Năm 1965, ông thành lập ban Tứ ca Nhật Trường gồmông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Giọng cavang bóng một thời thường mặc lên mình bộ quân phục khi bước lên sân khấu hát vềnhạc lính.
Những sáng tác chủ yếu của cố nhạc sĩ là về tình yêuvà tình lính. Trong thời kỳ đất nước phân tranh, nhưng âm nhạc của Trần ThiệnThanh không kích động thù hận, gay gắt phản kháng cách mạng, hay u uất bi thảm.
Những bài ca với giai điệu vui tươi, lãng mạnh hóa đờilĩnh đã đưa vị nhạc sĩ già đến gần hơn với nhân dân.
Cố nhạc sĩ của “16 trăng tròn” từng giữ chức vụ Trưởngban văn nghệ của Đài Tiếng nói Quân đội.
Tên tuổi của cố nhạc sĩ “Bay lên cao” thường được nhắcđến cùng với nữ nghệ sĩ Thanh Lan, nhạc sĩ Trúc Phương, nhạc sĩ Anh Bằng,…
Năm 1970, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn giữ chức vụđiều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng mang tên Tiếng Hát Đôi Mươi.
Trung tâm đã cho ra mắt khán giả thời bấy giờ 12băng nhạc với chủ đề Nhật Trường. Cho đến nay, những sản phẩm này vẫn được giớimộ điệu âm nhạc tìm nghe và giữ nguyên được giá trị nghệ thuật của nó.
Đường tình duyên đẫm lệ của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Thành công trên con đường nghệ thuật, nhưng đườngtình duyên của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không được như mong muốn.
Năm 1975, cố nhạc sĩ chia tay với người vợ đầu tiênsau khi có với bà sáu người con chung. Năm 1975, Nhật Trường có khoảng thờigian tìm hiểu và tiến tới hôn nhân với ca sĩ Kim Dung.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân không bền chặt khiến đường ai nấy đi. Cả hai có một người con chung tên là Trần Thiện Anh Chính.
Năm 1993, Trần Thiện Thanh được nữ ký giả Nam Trân bảolãnh sang Mỹ theo con đường “kết hôn giả”. Tuy nhiên, hành trình của cố nhạc sĩtài năng tại “miền đất hứa” cũng gặp nhiều trở ngại.
Ông và Nam Trân xảy ra mẫu thuẫn khiến việc nhập tịchkhông thành công. Suốt hơn 10 năm, ông sống trên đất Mỹ trong tình trạng di trúdang dở. Mãi đến khi Trần Thiện Anh Chương đủ điều kiện mới có thể bảo lãnh choông.
Ông đã chuyển về chung sống với nữ ca sĩ Mỹ Lan trênđất Mỹ. Đây được coi như người vợ thứ ba của ông, dù cho cả hai chưa từng đăngký kết hôn. Ông cũng chung sống với “người vợ cuối cùng” này cho đến khi từ giãcõi trần.
Có thể nói, Trần Thiện Thanh có cống hiến rất lớncho nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ đầu. Ông hoạt động sôi nổi cả ở vai trò ca sĩvà nhạc sĩ.
Năm 2005, Cố nhạc sĩ qua đời tại nhà riêng ở thànhphố Westminster, Quận Cam California bởi căn bệnh ung thư phổi.
Chỉ một năm sau khi ông qua đời, trung tâm Asia đãthực hiện chương trình Nhật Trường TrầnThiện Thanh – Anh không chết đâu. Năm 2009, Asia tiếp tục thực hiện chươngtrình Nhật Trường – Trần Thiện Thanh 2.Cho đến nay, hai chương trình này vẫn giữ vị trí kỷ lục về số lượng đĩa bán ra ởthị trường hải ngoại.
Tiểu sử nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
• Họ và tên: Trần Thiện Thanh • Nghệ danh: Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận), Thanh Trân Trần Thị (tên người con gái thứ nhì), Nhật Trường • Sinh nhật: 12 tháng 6 năm 1942 • Chiều cao: 1m73 • Nơi sinh: Phan Thiết, Bình Thuận, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương • Quốc tịch: Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ • Nghề nghiệp: Ca sĩ, nhạc sĩ • Tuổi nghề: Cuối thập niên 1950-2005 |
0 comments:
Post a Comment