Saturday, December 16, 2023

Nhạc sĩ Thanh Tùng – Người đặt nền móng cho những giá trị âm nhạc bền vững

(Nguoinoitieng.vn) –  Nhạc sĩ Thanh Tùng là tác giả tiêu biểu, chuyên sáng tác nhạc trẻ. Năm 2016, ông để lại cho tha nhân khối tài sản âm nhạc khổng lồ cùng tình yêu tha thiết với vợ.

Hành trình hoạt động nghệ thuật của cố nhạc sĩ ThanhTùng

Nhạc sĩ Thanh Tùng tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Tùng. Ông sinh ngày 15 tháng 9 năm 1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa, thuộc Liên bang Đông Dương.

Nhạc sĩ Thanh Tùng là nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam.
Nhạc sĩ Thanh Tùng là nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam.

Cố nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc rất quen thuộcvới giới trẻ như: “Giọt nắng bên thềm”, “Mưa ngâu”, “Ngôi sao cô đơn”, “Lối cũta về”, “Lời tỏ tình của mùa xuân”,…

Năm 1954, nhạc sĩ Thanh Tùng theo cha mẹ ra Bắc tậpkết. Bộc lộ tài năng âm nhạc từ sớm, cố nhạc sĩ được đào tạo nghệ thuật tại Nhạcviện Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước, cống hiến choquê hương. Giai đoạn từ năm 1971 đến 1975, nhạc sĩ “Phố biển” giữ vai trò chỉhuy dàn nhạc cho Đài Tiếng nói Việt NamII.

Năm 1975, cố nhạc sĩ chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tạiđây, ông đã khai sinh ra Dàn nhạc nhẹ ĐàiTruyền hình thành phố Hồ Chí Minh và nhóm hợp ca lừng lẫy “Những làn sóngnhỏ”.

Nhạc sĩ Thanh Tùng chỉ huy dàn nhạc trong đêm diễn.
Nhạc sĩ Thanh Tùng chỉ huy dàn nhạc trong đêm diễn.

Đồng thời, nhạc sĩ “Một mình” chỉ huy và chỉ đạo nghệthuật cho Đoàn “Ca múa Bông Sen”. Cố nhạc sĩ chính là người đầu tiên chuyển soạncác ca khúc nhạc nhẹ thành nhạc không lời như “Con kênh xanh xanh” của Ngô Huỳnh,“Cánh chim báo tin vui” của Đàm Thanh,… Cho đến nay, những nhạc phẩm này vẫn giữnguyên vẹn được giá trị nghệ thuật của nó.

Tác phẩm đầu tay của cố nhạc sĩ tài hoa được viếtvào năm 1975. Nhạc phẩm mang tên “Cây sầu riêng trổ bông” được trình diễn trongmột vở cải lương.

Kể từ đó, sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ chuyênviết tình ca lên đến hơn 200 bài hát. Những nhạc phẩm của ông rất được giới trẻyêu thích như: “Hoàng hôn màu lá”, “Chuyện tình của biển”, “Ngôi sao cô đơn”, “Câuchuyện nhỏ của tôi”, “Em và tôi”, “Mưa ngâu”, “Lối cũ ta về”,…

Song hành cùng sự nghiệp sáng tác, cố nhạc sĩ Thanh Tùng chỉ đạo chiến lược kinh doanh cừ khôi

Cố nhạc sĩ Thanh Tùng đã sống một cuộc đời rất đẹp.Ông đem tất cả những tài hoa của mình để cống hiến cho âm nhạc. Những viên gạchđầu tiên ông lát đường, đến nay đã trở thành con đường nghệ thuật trải đầy gấmlụa cho những đam mê nối gót đi theo.

Nhạc sĩ Thanh Tùng luyện tập cùng ca sĩ Hồng Nhung.
Nhạc sĩ Thanh Tùng luyện tập cùng ca sĩ Hồng Nhung.

Bên cạnh đó, ông còn là một doanh nhân, hoạt động tích cực trong thời kì xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Cố nhạc sĩ đầu tư kinh doanh nhiều loại hình kinh tế như: Nước khoáng, nhà hàng, khách sạn và bất động sản.

Đồng thời, tác giả “Trái tim hoang vu” sở hữu một vũ trường lớn. Ở thập niên 70 – 80, văn hóa du nhập từ Mỹ, hình thức âm nhạc khiêu vũ tại vũ trường trở nên phổ biến. Đây chính là tiền đề cho âm nhạc disco trở nên thịnh hành, rất được giới trẻ Sài Gòn yêu thích.

Giữa năm 1998, thuận thế theo chiều hướng phát triển kinh tế, cố nhạc sĩ khai trương nhà hàng có tên “Sinh Đôi” tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nhà hàng cao cấp, chuyên phục vụ giới thượng lưu qua lại.

Nhạcsĩ Thanh Tùng ra đi đột ngột trong niềm tiếc thương vô hạn

Vào năm 2008, cố nhạc sĩ Thanh Tùng bất ngờ bị taibiến. Ông bị liệt bên phải, mất khả năng ngôn ngữ, bị thận và tiểu đường. Đếnngày 15/3/2016, cố nhạc sĩ qua đời tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng dương68 tuổi.

Nhạc sĩ Thanh Tùng chơi cùng cháu trước khi mất.
Nhạc sĩ Thanh Tùng chơi cùng cháu trước khi mất.

Ông ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giađình và những ngời hâm mộ. Ông là nhạc sĩ tài hoa, phóng khoáng. Trong cuộc sốngđời thường, cố nhạc sĩ luôn tạo không khí hài hước, ấm cúng, lại có trái tim rấttình cảm.

Ông rất yêu người, sống rất hào phóng với những ngườixung quanh. Cố nhạc sĩ Thanh Tùng từng mở trại trẻ mồ côi nhận nuôi 38 đứa trẻ ởquận Ba Đình. Hiện tại, khu vực đó đã được xây dựng trường học mới, vì cơ sở vậtchất đã xuống cấp. Những đứa trẻ mồ côi cũng đã lớn và lập gia đình.

Cuộc đời cố nhạc sĩ “Lối cũ ta về” chỉ dành trọn mộttình yêu khắc cốt ghi tâm với người vợ đã khuất của mình.

Theo lời kể của chị Bạch Dương (con gái cố nhạc sĩThan Tùng) chia sẻ, tình cảm của bố mẹ chị rất sâu đậm. Sau khi mẹ chị mất, bốchị được rất nhiều cô gái trẻ theo đuổi. Nhưng ông vẫn giữ trọn vẹn lời hứa khivợ qua đời.

Nhạc sĩ Thanh Tùng chụp ảnh bên ba con.
Nhạc sĩ Thanh Tùng chụp ảnh bên ba con.
Nhớ lại cuộc đời rất đẹp của bố mình, chị Bạch Dương tự hào: “Chúng tôi thần tượng bố về cách đối nhân xử thế của ông, cả về tình cảm mà ông dành cho vợ mình – là mẹ của chúng tôi. Tôi yêu quý, tự hào và sẽ mãi mãi nhớ về ông.”

Vào đầu năm 2021, đêm nhạc tri ân hai nhạc sĩ để lạinhiều dấu ấn khó phai trong lòng khán giả – Thanh Tùng và Trần Tiến được tổ chứctại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đêm nhạc “Chuyệntình” với sự tham gia của nhiều ca sĩ hải ngoại lừng danh như: Hồng Nhung, BằngKiều, Quang Dũng,… Đặc biệt nhất là sự góp mặt của nhạc sĩ Trần Tiến.

Trong  mắt cáccon, cố nhạc sĩ không chỉ là một người cha, mà còn là thần tượng. Lòng thủychung, nguyên vẹn của ông với người vợ đã mất khiến các con càng yêu thương vàkính trọng ông nhiều hơn.

Nhạc sĩ Thanh Tùng từ lâu đã ngừng sáng tác nhạc. Nhưng những nhạc phẩm ông để lại cho hậu thế lại mang giá trị rất lâu bền. Ông ra đi để lại hành trình cống hiến nghệ thuật còn dang dở. Nhưng lớp nghệ sĩ trẻ đang từng ngày noi gương, tiếp nối bước chân cố nhạc sĩ lừng vang bóng một thời.

Tiểu sử nhạc sĩ Thanh Tùng

• Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
• Nghệ danh: Thanh Tùng
• Sinh nhật: 15 tháng 9 năm 1948
• Chiều cao: Khoảng 1,60m
• Nơi sinh: Nha Trang, Khánh Hòa, Liên bang Đông Dương
• Quốc tịch: Việt Nam
• Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
• Tuổi nghề: 1971 – 2008

0 comments:

Post a Comment